Ngan đen Bình Liêu

150,000 

Đến với Bình Liêu, du khách không những được trải nghiệm những sắc màu văn hóa độc đáo, tham quan những danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn được thưởng thức các loại đặc sản ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Một trong số đặc sản đó phải kể đến ngan đen. Đây là món ăn dân dã mà du khách không thể bỏ qua khi đến Bình Liêu. Ngan đen Bình Liêu là giống ngan bản địa, toàn thân có màu đen tuyền, ít bệnh nhưng khá kén người nuôi.

Description

4.2/5 - (6 bình chọn)

Đến với Bình Liêu, du khách không những được trải nghiệm những sắc màu văn hóa độc đáo, tham quan những danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn được thưởng thức các loại đặc sản ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.

Một trong số đặc sản đó phải kể đến ngan đen. Đây là món ăn dân dã mà du khách không thể bỏ qua khi đến Bình Liêu. Ngan đen Bình Liêu là giống ngan bản địa, toàn thân có màu đen tuyền, ít bệnh nhưng khá kén người nuôi.

Ngan đen được nuôi ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Liêu. Trước đây, ngan đen chỉ được nuôi ở quy mô nhỏ, mỗi hộ chỉ nuôi vài con để ăn vào dịp như: Tết Nguyên đán, lễ mừng cơm mới, cấy, gặt, đãi khách quý… Ngày nay, ngan đen được người dân nuôi với số lượng nhiều hơn, xuất hiện nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày của người dân hay là món ăn đặc sản ở nhà hàng, khách sạn, được nhiều du khách biết đến.

Ngan đen được người dân Bình Liêu nuôi hoàn toàn tự nhiên, không dùng cám tăng trọng hay thức ăn công nghiệp. Sau mỗi mùa gặt, chúng lại được thả rông trên những thửa ruộng để tìm kiếm thức ăn là cây cỏ, rơm rạ, những hạt thóc còn sót lại. Hoặc được thả ở những con suối nhỏ, mương nước. Chúng lớn lên bằng thức ăn tự nhiên, được bà con bổ sung thêm thóc, ngô, sắn, rau xanh nên thịt rất sạch, chắc, ngọt và không tanh.

Do được chăn thả tự nhiên nên thời gian sinh trưởng, phát triển của ngan đen chậm hơn, thường từ 8 tháng trở lên ngan mới đạt đến ngưỡng trưởng thành. Khi trưởng thành, ngan đen bay rất khỏe và có thể bay được khá xa với tốc độ nhanh. Mỗi con ngan trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 2kg đến 4kg.

Ngan đen thường được chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, nấu canh miến, ngan xào sả ớt, nộm ngan… Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là ngan đen luộc với muối và gừng, sả. Để chế biến món ngan đen luộc nên chọn những con ngan trưởng thành, có trọng lượng khoảng 2kg trở lên. Ngon nhất vẫn là ngan mái đang thời kỳ chuẩn bị đẻ trứng, bởi ngan mái có xương nhỏ, dày thịt, thịt thơm hơn ngan trống và phù hợp với khẩu phần ăn của mỗi gia đình.

Để chế biến được món ngan đen luộc, trước tiên cần sơ chế sạch lông rồi xát sạch thân ngan bằng muối trắng, rượu trắng hoặc gừng, mục đích để khử mùi hôi, rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, đập dập gừng, sả rồi cho vào bụng ngan, thêm một thìa canh to muối hạt, cho ngan vào nồi, đổ ngập nước, đậy vung luộc trên lửa to.  Khi nồi luộc ngan sôi, mở vung hớt bỏ bọt nổi, cho lửa vừa, ngan sôi chừng 10 phút thì lật ngan đun thêm chừng 10 phút, dùng đũa chọc vào thịt đùi ngan nếu không ra nước đỏ là ngan đã chín. Ngan chín vớt ra để nguội rồi chặt miếng vừa ăn. Nước luộc ngan được dùng để nấu canh miến dong hoặc nấu cháo để ăn kèm trong bữa ăn.

Thịt ngan đen Bình Liêu chế biến được nhiều món nhưng ngon nhất là luộc, chấm xì dầu tỏi ớt.

Ngan đen khi chín chặt ra có thịt màu nâu đen, thớ thịt chắc, thơm và ngọt thịt, tỏa hương thơm đặc trưng, người thưởng thức dễ dàng cảm nhận được vị ngọt từ thịt ngan, mùi thơm của gừng, sả. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn dân dã, thơm ngon, vô cùng hấp dẫn. Ngan đen luộc thường được chấm với xì dầu, tỏi hoặc nước mắm hòa với tiết, gừng, rau mùi thái nhỏ.

Trong tiết trời se lạnh của núi rừng vùng cao, được quây quần bên bếp lửa hồng thưởng thức món ngan luộc thơm ngon đậm đà, nhâm nhi chút rượu trắng ấm nồng, nghe tiếng hát then, đàn tính lúc trầm lúc bổng… Đó thực sự là bữa ăn đậm chất núi rừng vùng cao, mang lại cảm giác dân dã, ấm áp, khó quên.

Liên hệ với chúng tôi để ship ngan cho bạn nhé.

BINHLIEU.TRAVEL

Bình luận