Bóng đá nữ Sán chỉ Bình Liêu đặc sắc và riêng có

4/5 - (9 bình chọn)

Bóng đá, môn thể thao đội hình nổi tiếng trên khắp hành tinh, không chỉ là cuộc chiến giữa hai đội bóng, mà còn là niềm đam mê, niềm vui và niềm tự hào của hàng triệu người. Với những pha bóng điệu nghệ, những cú sút căng trái bóng vào lưới, và những pha cản phá xuất sắc của thủ môn, bóng đá không chỉ là một trò chơi, mà là một nghệ thuật tạo nên những khoảnh khắc kỳ diệu và những kỷ niệm khó quên. Đối với bóng đá nữ dân tộc Sán chỉ ở Bình Liêu còn mang lại nhiều điều hơn thế.

Bóng đá nữ Sán chỉ có từ bao giờ

Bóng đá nữ, một bức tranh tươi sáng và đầy năng lượng trong thế giới thể thao, đã từng bước phát triển mạnh mẽ khẳng định vị thế và giá trị của người phụ nữ. Những cô gái trên sân cỏ không chỉ là những vận động viên xuất sắc, mà còn là những biểu tượng của sức mạnh và sự quyết tâm. Bóng đá nữ không chỉ là sân chơi cho những ước mơ cá nhân, mà còn là nơi nơi chia sẻ tình yêu và đam mê với hàng triệu người hâm mộ. Những pha bóng điệu nghệ, những chiến thắng đầy tính lịch sử và những câu chuyện về sự vượt qua khó khăn đã làm nên những khoảnh khắc đáng nhớ và góp phần làm cho bóng đá nữ trở thành một phần quan trọng của cộng đồng thể thao toàn cầu, trong đó có cộng đồng người Sán chỉ ở Bình Liêu.
Đối với bóng đá nữ dân tôc Sán chỉ tại Bình Liêu không chỉ là nơi thể hiện tài năng, mà còn là nơi để tôn vinh những giá trị xã hội và những bước tiến vững chắc trong việc xóa bỏ những định kiến cũ kỹ về vai trò của phụ nữ trong thể thao. Bằng sự đoàn kết, lòng kiên trì và sự sáng tạo, bóng đá nữ Sán chỉ nơi đây đang mở ra những cơ hội mới, mang lại niềm tự hào và truyền cảm hứng cho thế hệ phụ nữ địa phương.
Xã Húc Động, huyện Bình Liêu là một xã vùng núi cao có đại đa số là người Sán chỉ sinh sống. Năm 2017 trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Húc Động san gạt một quả đồi để làm sân bóng đá nói chung và luyện tập thể dục, thể thao nói riêng, cũng từ đây, phong trào bóng đá của phụ nữ Sán Chỉ ở Húc Động từng bước phát triển.
Dù không phải là trò chơi truyền thống, nhưng ngay từ lúc đầu, bóng đá nữ ở đây đã được người dân và chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ và đưa vào tổ chức thành giải đấu trong chương trình chính thức trong Hội Soóng cọ, hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia Hạ Long – Quảng Ninh năm 2018, những hình ảnh đẹp lan tỏa về hoạt động này đã từng bước đưa giải bóng đá nữ của các cô gái Sán chỉ dần trở thành “đặc sản” du lịch có mặt trong các ngày hội, lễ hội và sự kiện của địa phương.

Một trận đấu bóng đá nữ Sán chỉ diễn ra như thế nào

Bóng đá nói chung, bóng đá nữ nói riêng không chỉ góp phần thăng tạo cảm xúc hoa tinh thần, mà còn là câu chuyện về sự đoàn kết và giao lưu giữa các cộng đồng. Những buổi tập luyện, trận đấu và thậm chí là những thất bại đều là những trải nghiệm giúp đội bóng và người hâm mộ hiểu rõ hơn về sức mạnh của đồng đội và tinh thần không bao giờ từ bỏ. Bóng đá không chỉ thu hút sự chú ý của người hâm mộ mà còn truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. Nó là nguồn cảm hứng vô tận, mở ra những cánh cửa mới, khuyến khích sự đoàn kết và tôn vinh cái đẹp của sự đối đầu thể thao, là một nguồn năng lượng tích cực, tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ và làm phong phú thêm bức tranh đa dạng của cuộc sống.
Từ trung tâm huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, sau hơn 20 phút chạy xe, vượt qua những đoạn đường quanh co đèo dốc, bạn sẽ tới xã Húc Động. Lúc này gần cuối giờ chiều, nắng hanh vàng dịu dần. Sân vận động trung tâm trước nhà văn hóa xã Húc Động đã rất đông bà con tới xem trận bóng đá gữa đội của thôn Nà Ếch với thôn Mò Túc (cùng xã Húc Động). Gọi là sân vận động trung tâm nhưng thực ra là bãi đất nhưng cũng có cầu môn, vòng tròn trung tâm, vạch vôi kẻi quanh sân… đủ để cho một trận cầu sôi nổi.
Điều khiến du khách bất ngờ bởi các cầu thủ ra sân là những phụ nữ Sán Chỉ trong trang phục dân tộc, váy chàm đen dài qua đầu gối, áo hai mảnh kín đáo được khâu chéo sang bên phải, trên đầu vấn khăn gọn gàng và tất nhiên không thể thiếu đôi giày ba ta vải. Thú vị nhất là việc các nữ cầu thủ đều mặc váy áo truyền thống của dân tộc mình, không có số áo nên khi 2 đội gặp nhau chỉ có thể phân biệt bởi áo màu xanh nhạt, hay xanh đậm của mỗi đội.
Sau thủ tục chào hỏi trước trận, trận cầu bắt đầu. Các nữ cầu thủ (mỗi đội 7 người) nhanh nhẹn, khéo léo, quyết liệt tranh nhau trái bóng. Cũng rê dắt, chuyền bổng, đánh đầu, phạt góc, đá biên, phạm lỗi… không ngại va chạm chẳng kém gì bóng đá nam. Giữa núi non hùng vĩ, trong ánh nắng chiều tà, từng pha lên bóng, tranh bóng của các cô gái trong trang phục dân tộc trên sân đấu bụi mù, khiến trận đấu thêm huyền ảo, hấp dẫn người xem. Bên ngoài sân, bà con địa phương và cả du khách phương xa may mắn được xem trận đấu độc đáo này vô cùng phấn khích, cổ vũ nhiệt tình. Đặc biệt, trong số khán giả hồ hởi cổ vũ có những “ông bầu” bất đắc dĩ, họ là những ông chồng của các nữ cầu thủ Sán Chỉ. Nhiều ông xem vợ đá bóng, đứng ra sát đường biên, vừa địu con, vừa liên tục hò hét, chỉ đạo bà xã chuyền bóng, sút bóng, lên công về thủ, chẳng khác gì huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Hết hiệp 1 gồm 20 phút thi đấu các cầu thủ ra nghỉ. Những chị em trẻ chưa chồng con uống nước, trò chuyện rôm rả, lại tranh thủ selfie. Những đồng đội lớn tuổi vội ra ngoài bế con giúp chồng, thậm chí vạch áo cho con bú ngay trên sân. Trò chuyện với chúng tôi, cô gái trẻ La Thị Minh (26 tuổi, ở thôn Mò Túc), chia sẻ: “Em chơi bóng đá từ lúc chưa lấy chồng. Bây giờ có chồng với 2 con, công việc bận rộn nhưng chồng em vẫn ủng hộ em tuần đá 1-2 trận với chị em cho vui khỏe”. Còn cô bé La Thị Thảo (16 tuổi, học sinh Trường PTTH Bình Liêu), cầu thủ trẻ nhất thôn Nà Ếch, e thẹn: “Ở nhà, bố mẹ và anh trai cháu, ai cũng chơi bóng đá nên cháu tham gia cả đội bóng của thôn và trường học. Cháu muốn ở trường có nhiều bạn hơn nữa chơi đá bóng để rèn luyện nâng cao sức khỏe và tránh xa được các tệ nạn nguy hiểm”.

Qua bóng đá, lan tỏa nét đẹp văn hóa Sán chỉ ra thế giới

Thời gian gần đây, du lịch Bình Liêu được quảng bá rộng, nhiều clip và hình ảnh về những trận bóng của phụ nữ Sán Chỉ được chia sẻ rộng rãi đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Từ đó những cộng đồng địa phương xung quanh Bình Liêu cũng tổ chức những trận đấu và giải đấu bóng đá tương tự. Đặc biệt, sau khi hãng thông tấn AFP giới thiệu bộ môn thể thao độc đáo này, khách nước ngoài tìm đến Bình Liêu tăng lên.

Anh Francois Pierre (người Pháp, 26 tuổi) chia sẻ, anh đến Bình Liêu cùng 3 người bạn, mục tiêu chính của họ là xem trận đấu bóng đá của “những người phụ nữ mặc váy đen”: “cảm giác thật phấn khích, tôi chưa bao giờ xem một cái gì tương tự như thế, không có thẻ vàng hay thẻ đỏ nhưng trận đấu vẫn rất kịch tính, không khí thì vô cùng náo nhiệt”.
Chị Streamer 24 tuổi, người Mỹ, Elly Redmayne cho biết, cô đến Bình Liêu để “tường thuật trực tiếp trận bóng độc đáo của những người phụ nữ dân tộc”. “Trước khi sang Việt Nam tôi đã “nhá hàng” với khán giả của mình, mọi người đều tỏ vẻ rất mong chờ”, nữ streamer (người quay hình phát trực tiếp lên mạng) kể.
Tháng 11 năm 2020 ông Michael Croft, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, trong chuyến công tác tại Bình Liêu đã bày tỏ sự thích thú trước vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa đặc sắc của địa phương, ông cũng rất phấn khích khi được xem trận thi đấu bóng đá nữ Húc Động. Theo ông Michael Croft đây không chỉ là các trận bóng đá đơn thuần mà thể hiện rõ vấn đề bình đẳng giới, sự kết hợp khéo léo của văn hóa trang phục dân tộc truyền thống với thể thao, nên có nét độc đáo và hấp dẫn rất lớn.

Những lưu ý đối với du khách khi tham gia trận đấu với các cô gái Sán chỉ đia phương

Du khách có thể thành lập đội bóng đá nữ thi đấu giao hữu với các cô gái Sán chỉ địa phương, khi tham gia một trận bóng đá nữ tại đây, có một số lưu ý quan trọng cho người chơi và người hâm mộ như sau:

Tôn trọng

Tôn trọng là yếu tố quan trọng trong bóng đá nữ, đặc biệt là khi tham gia trận đấu với các cô gái Sán chỉ ở xã Húc Động, huyện Bình Liêu. Cả người chơi và khán giả đều nên tôn trọng nhau, không phân biệt giới tính, văn hóa vùng miền và tránh những hành động thiếu tôn trọng trong và ngoài sân cỏ.
Thực hiện nguyên tắc fair play với tinh thần vui là chính. Tránh những hành động thô lỗ hoặc có ý đồ gây thương tích đối với đối thủ. Hãy chia sẻ niềm vui và niềm tự hào với đồng đội cũng như với đối thủ. Bóng đá là một trò chơi và niềm vui từ sự chơi đẹp và đoàn kết là quan trọng.

Đảm bảo không gian an toàn

Bảo đảm rằng sân đấu có không gian an toàn cho tất cả mọi người tham gia, bao gồm cả người chơi, huấn luyện viên, và khán giả. Các biện pháp an toàn như sự giám sát của nhân viên y tế và an ninh nên được đảm bảo.

Luôn khuyến khích

Hãy hỗ trợ và khuyến khích tinh thần đồng đội, điều này nói lên sự đồng lòng và hỗ trợ từ mọi thành viên trong đội bóng đá nữ.

Chú ý an toàn cá nhân

Bảo đảm an toàn cá nhân bằng cách sử dụng trang thiết bị bảo hộ đúng cách như bảo vệ gối và giày thích hợp, đồng thời tránh va chạm mạnh với đối phương. Đảm bảo chăm sóc y tế khi cần thiết để giúp người chơi khi có thương tích.

Trọng tài

Trọng tài và Ban tổ chức trận đấu là người địa phương, hãy tôn trọng quyết định của trọng tài, tránh những hành động thiếu tôn trọng hoặc lời nói không đẹp khi không đồng ý với quyết định của trọng tài.
Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này, mọi người có thể đảm bảo một môi trường tích cực và an toàn khi tham gia vào trận bóng đá nữ Sán chỉ tại Bình Liêu. Hãy liên hệ nhóm zalo https://zalo.me/g/hcwhfm384 chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trải nghiệm này.

BINHLIEU.TRAVEL

Bình luận